Hiện nay, ai cũng có điện thoại di động nhưng cách dùng thế nào thì không phải tất cả đều giống nhau. Bạn có để ý rằng, mình dễ dàng bắt gặp tình huống trong cuộc gặp gỡ, một người nói chuyện và người còn lại thì nhìn chằm chằm vào điện thoại. Điều đó như một thông điệp ngầm rằng điện thoại của tôi thú vị hơn câu chuyện của bạn.

Tương tự như vậy, nhiều trường hợp thực tế cho thấy, khi chúng ta được gặp nhau, thay vì dành thời gian để giao tiếp và tận hưởng giờ phút được ở bên nhau thì chúng ta lại chỉ tập trung vào chiếc điện thoại, dù rõ ràng bạn không có việc gì quan trọng bắt buộc phải sử dụng nó cả.

Thậm chí, ngay cả trong bữa tiệc ăn uống hay những bữa ăn gia đình, một số người cũng luôn dành hết sự tập trung cho chiếc điện thoại của mình, không giao tiếp với người bên cạnh, cũng chẳng màng món ăn ngày hôm đó có ngon hay không!

Tiến sĩ Jenny Woo được đào tạo tại Harvard gọi hành vi này bằng thuật ngữ “phubbing”, có nghĩa là hành động “cắm mặt” vào điện thoại dù đang ở bên cạnh một người khác. Phubbing có thể làm suy yếu các mối quan hệ xã hội, khiến người khác cảm thấy cô đơn, bất an và không hài lòng trong mối quan hệ đó.

Nếu bạn có thói quen này thì rát tiếc phải thông báo rằng, bạn có người có chỉ số EQ thấp. Ngược lại, những người có trí tuệ cảm xúc –  EQ cao sẽ nhận thức được điều này và họ đã làm chủ chiếc điện thoại thay vì để điện thoại di động chi phối đến cuộc sống và các mối quan hệ của họ.

hình ảnh

Hãy làm chủ chiếc điện thoại thay vì để nó dẫn dắt cuộc đời mình, ảnh minh họa, nguồn: dSD

Dưới đây là 3 thói quen dùng điện thoại thường thấy ở những người có EQ cao:

1. Hạn chế sử dụng điện thoại trong bữa tiệc hoặc khi đang trò chuyện với ai đó

Những người EQ cao đặt ra mục đích rõ ràng về thời điểm và cách họ sẽ sử dụng điện thoại. Họ sẽ đặt ra các tình huống theo kiểu câu “nếu – thì”. Ví dụ:

_ Nếu tôi đang dùng bữa với ai đó, tôi sẽ để điện thoại ở chế độ im lặng và đợi đến khi bữa ăn kết thúc mới kiểm tra.

_ Nếu tôi thực sự cần phải kiểm tra điện thoại trong khi trò chuyện, thì trước tiên tôi sẽ thông báo cho người kia và giải thích những gì tôi đang làm.

2. Để điện thoại ra xa

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần để điện thoại trong tầm với, ngay cả khi đã tắt máy, cũng gây xao nhãng.

Những người EQ cao có nhận thức về khuynh hướng này và sẽ sử dụng mọi cách để đảm bảo hành vi của họ phù hợp với cuộc giao tiếp. Chẳng hạn như họ sẽ tạo ra những rào cản vật lý như cất điện thoại trong túi hoặc ở một căn phòng khác. Điều này sẽ giúp họ hoàn toàn tập trung vào cuộc trò chuyện hoặc công việc.

3. Tự thiết lập vùng ‘không điện thoại’

Những thông báo điện thoại liên tục và không thể đoán trước khiến não bộ của con người dễ bị kích động. Nghiên cứu cho thấy, trung bình phải mất 23 phút để lấy lại sự tập trung sau khi kiểm tra điện thoại. Những sự xao nhãng này kéo chúng ta ra khỏi công việc và những cuộc trò chuyện mà thậm chí bản thân không nhận ra.

Những người EQ cao hiểu được tầm quan trọng của việc kiểm soát những tác động này. Bằng việc tạm dừng sử dụng điện thoại, họ có thể lấy lại sự tập trung của mình.

Để loại bỏ sự xao nhãng trong công việc, bạn có thể tắt các thông báo không cần thiết và chuyển điện thoại sang chế độ “Không làm phiền”.

Bạn cũng có thể thiết lập các khu vực “không điện thoại” như trên bàn ăn hoặc phòng ngủ để đảm bảo có sự kết nối với người khác. Bằng cách lập kế hoạch sử dụng điện thoại, thiết lập ranh giới và quản lý thông báo, bạn có thể thay đổi thói quen phubbing, tập trung hơn trong công việc và giữ được sự kết nối trong các mối quan hệ xã hội.

Bạn có biết: Điện thoại di động đang chi phối tới con người hiện đại như thế nào

Điện thoại thông minh đang tác động mạnh mẽ đến đời sống con người hiện đại ở nhiều khía cạnh, đặc biệt là về sức khỏe tinh thần, các mối quan hệ và thói quen hàng ngày.

– Sức khỏe tinh thần: Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng điện thoại quá nhiều có thể gây ra tình trạng căng thẳng, lo âu và trầm cảm, nhất là khi liên quan đến mạng xã hội. Liên tục so sánh bản thân với những hình ảnh lý tưởng hóa của người khác trên mạng xã hội dễ dẫn đến cảm giác tự ti, cô đơn, và lo âu. Hơn nữa, việc sử dụng điện thoại quá mức còn khiến con người khó tách mình ra khỏi thiết bị, ảnh hưởng đến giấc ngủ và khả năng tập trung trong công việc.

– Thay đổi thói quen và lối sống: Điện thoại thông minh đang thay đổi cách con người quản lý thời gian. Nhiều người thường xuyên bị cuốn vào việc kiểm tra điện thoại liên tục, dẫn đến mất thời gian và khó tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng. Điều này gây ra sự trì hoãn và thiếu hiệu quả trong công việc.

– Sức khỏe thể chất: Sử dụng điện thoại trong thời gian dài có thể gây ra các vấn đề về thể chất như đau cổ, mỏi mắt, hội chứng ngón tay cái và các bệnh liên quan đến tư thế. Đặc biệt, ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ nếu sử dụng gần giờ đi ngủ.

Các tác động này đều chỉ ra rằng điện thoại thông minh, mặc dù mang lại nhiều lợi ích trong việc kết nối và giải trí, cũng đặt ra những thách thức lớn đối với lối sống lành mạnh và mối quan hệ xã hội của con người ngày nay.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *