Đối mặt với loại tai nạn mà trẻ em thường gặp này, thời gian vàng tối đa để cứu con chỉ có 4 phút.

Cha mẹ nuôi con, chăm con có rất nhiều thứ phải lo lắng. Tuy nhiên vẫn còn khá ít các bậc phụ huynh nắm vững kỹ năng sơ cứu khi trẻ bị hóc nghẹn, dù đây là tai nạn thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Ít người biết rằng thời gian vàng để cứu sống đứa trẻ chỉ có 4 phút, nếu qua 4 phút thì não sẽ tổn thương vĩnh viễn vì thiếu oxy, khó lòng qua khỏi.

Bé gái sau khi ăn lạc có xuất hiện tím tái khó thở, gia đình sơ cứu nhưng không hiệu quả nên chuyển ngay bé tới phòng khám vệ tinh Hùng Vương. (Ảnh VTV)

Em đọc trên VTV thì ngày 23/3,  trung tâm cấp cứu 115 trực thuộc hệ thống y tế Hùng Vương (Phú Thọ) tiếp nhận cấp cứu bé gái 5 tuổi ở Tuyên Quang ngừng tuần hoàn ngoại viện nghi hóc dị vật đường thở do ăn lạc. Khai thác nhanh, bé gái sau khi ăn lạc có xuất hiện tím tái khó thở, gia đình sơ cứu nhưng không hiệu quả nên chuyển ngay bé tới phòng khám vệ tinh Hùng Vương. Trung tâm cấp cứu tiếp nhận bé trong tình trạng ngừng tuần hoàn ngoại viện, đồng tử giãn. Thời gian từ lúc cháu bắt đầu có dấu hiệu khó thở tới khi tiếp cận các Y, Bác sĩ khoảng chừng 15-20 phút.

Ảnh Vietnamnet

Ngay lập tức trạng thái cấp cứu tối khẩn cấp được kích hoạt, ekip hàng chục nhân viên y tế tập trung hỗ trợ ép tim, đặt ống NKQ, vận mạch…. Sau 3 phút chạy đua với thời gian, bé gái đã bắt được dấu hiệu mạch vs HA trở lại. Ngay khi các chỉ số sinh tồn của bé gái ổn định cùng lời đề nghị nguyện vọng của gia đình, ekip gồm 1 Bác sĩ cấp cứu và 1 điều dưỡng đã có mặt đưa bé gái lên xe cứu thương chuyển về bệnh viện nhi Trung Ương ngay trong đêm. Song song với việc cấp cứu đảm bảo quá trình di chuyển bé xuống bệnh viện trung ương, các bác sĩ bệnh viện Hùng Vương Phú Thọ đã chủ động liên hệ báo cáo trước tình hình bệnh nhi và đề nghị chuẩn bị hỗ trợ đón tiếp cấp cứu tới các đồng nghiệp khoa cấp cứu bệnh viện Nhi Trung Ương. Tuy nhiên đến hôm này 24/3, khi một người dùng mạng xã hội hỏi về tình hình sức khỏe của bé, trang fanpage bệnh viện đã trả lời bé đã không qua khỏi dù bác sĩ, gia đình dốc lòng cứu chữa.

Ảnh chụp màn hình fanpage Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương

Điều này càng cho thấy tầm quan trọng của việc biết kiến thức sơ cứu khi trẻ hóc nghẹn. Xã hội ngày càng hiện đại nhưng rủi ro và những yếu tố nguy hiểm dành cho trẻ nhỏ cũng tăng thêm; thêm một chút kĩ năng, thêm một chút cẩn thận và chu đáo, chắc chắn các bé sẽ được bảo vệ và an toàn hơn. Trước sự việc này, trang fanpage của bệnh viện Hùng Vương (Phú Thọ) cũng đã đăng tải hai bài viết bằng hình ảnh, hướng dẫn rất kĩ về các bước ứng phó khi con hóc sặc. Mục tiêu của các bố mẹ là làm sao làm được nhanh, chuẩn và hiệu quả, với lời nhắc nhở:

“Xin được nhấn mạnh lần nữa, bố mẹ sau khi đọc bài viết này hãy lấy cái gối ôm, hoặc gối nhỏ (tùy cỡ) tập và tích cực chia sẻ để lan toả kiến thức cực kì hữu ích đến các ông bố bà mẹ trên cả nước”,

Ảnh Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương Phú Thọ

Hãy luôn chú ý đến con và tình trạng bất thường của chúng. Nếu bố mẹ nghĩ rằng một đứa trẻ đang bị nghẹt thở, hãy hỏi chúng ‘Con có bị nghẹn không?’. Nếu trẻ có thể thở, nói hoặc ho thì bé có thể tự hắng giọng. Nếu trẻ không thể thở, ho hoặc gây ra bất kỳ tiếng ồn nào, thì con cần bố hoặc mẹ giúp đỡ ngay lập tức.

Với trẻ có thể ho ra tiếng, phương pháp sơ cứu hóc nghẹn cho bé đơn giản nhất là khuyến khích con ho mạnh và loại bỏ bất kỳ vật cản rõ ràng nào khỏi miệng.

Với trẻ không thể cất tiếng hoặc ra dấu, hãy động viên bé họ mạnh. Nếu bước này không thành công thì hãy giúp connghiêng người về phía trước, dùng một tay đỡ phần trên cơ thể. Bằng gót của bàn tay còn lại, bố hoặc mẹ hãy giáng năm cú đánh lưng vào giữa hai xương bả vai của trẻ. Sau mỗi cú đánh, hãy kiểm tra miệng của trẻ và tìm ra xem có dị vật văng ra hay không. Nếu các cú đánh lưng không giải phóng được chướng ngại vật, hãy thực hiện 5 lần thúc vào bụng. Để làm điều này, hãy đứng phía sau con và vòng tay qua eo của trẻ. Đặt một bàn tay thành nắm đấm giữa rốn và đáy ngực của trẻ. Với tay còn lại, hãy nắm lấy thành nắm đấm và kéo mạnh vào trong, hướng lên trên tối đa năm lần. Kiểm tra miệng của chúng một lần nữa, mỗi lần. Trong thời gian này cần gọi cấp cứu. Lặp lại 5 lần đánh lưng và 5 lần thúc bụng cho đến khi có người trợ giúp, kiểm tra miệng trẻ mỗi lần như vậy.

Ảnh Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương Phú Thọ

Nuôi một đứa con vô cùng vất vả, đừng chỉ vì thiếu kiến thức mà không thể cứu con nhé các mẹ.

Nguồn Vietnamnet, VTV..

https://www.webtretho.com/p/be-5-tuoi-o-tuyen-quang-bi-hoc-lac-phep-mau-da-khong-xay-ra-4-phut-vang-cuu-con-cha-me-nen-biet

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *