Mạng xã hội Trung Quốc đang dành nhiều sự quan tâm về vụ việc băng vệ sinh kém chất lượng.

Báo Phụ Nữ Số đã đăng tải bài viết có tiêu đề “Camera ghi lại quy trình sản xuất băng vệ sinh bẩn hơn rác thải khiến chị em xứ Trung “mặt cắt không còn giọt máu”” với nội dung như sau:

Mới đây, mạng xã hội Trung Quốc đang xôn xao bàn luận về việc: các sản phẩm băng vệ sinh trên thị trường có thực sự đạt chuẩn chất lượng. Cũng từ đây, một loạt từ khóa như: băng vệ sinh, tiêu chuẩn băng vệ sinh, cách chọn băng vệ sinh… nhanh chóng lọt top tìm kiếm tại nền tảng Douyin (Trung Quốc).

Nổi bật nhất phải kể đến video hút gần 1,3 triệu lượt tương tác của 1 tài khoản nổi tiếng trên Douyin (hiện đang sở hữu hơn 1 triệu người theo dõi).

Theo đó, đoạn video ghi lại quá trình chủ tài khoản đến “tham quan” cơ sở sản xuất băng vệ sinh tại địa phương. Tại đây, anh đã quay được cận cảnh các thành phần nguyên liệu dùng để sản xuất băng vệ sinh. Hầu hết đều là giấy bẩn, bông mốc, thậm chí còn bị lẫn cả đầu lọc thuốc lá, lông tóc, băng dính…

Những nguyên vật liệu bẩn này sẽ được đem đi tái chế và dùng chất huỳnh quang để làm trắng. Thành quả là khi 1 sản phẩm băng vệ sinh được ra đời, người dùng nhìn bằng mắt thường có thể thấy sạch sẽ nhưng thực chất bên trong… bẩn hơn rác thải.

Hiện netizen Trung Quốc đang rất quan tâm về vấn đề này. Trên mạng xã hội tràn ngập những video kiểm tra chất lượng băng vệ sinh và đều nhận được lượt thảo luận cao.

Một số người cho rằng có 1 cách đơn giản để kiểm tra chất lượng băng vệ sinh, đó là lấy 1 miếng băng mới, tắt hết điện phòng và soi băng vệ sinh trước đèn điện hoặc flash của điện thoại. Nếu băng vệ sinh ngả màu vàng, màu đen đặc biệt là lốm đốm không đều màu thì chứng tỏ đây là mặt hàng kém chất lượng, có thể được sản xuất từ nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn.

Netizen xứ Trung “rộ trend” soi băng vệ sinh dưới đèn điện.

Bên cạnh đó, dân Trung cũng lan truyền 1 danh sách được cho những sản phẩm băng vệ sinh nội địa nên và không nên sử dụng. Cụ thể, sản phẩm được tick xanh là hàng đảm bảo chất lượng, sản phẩm được tick đỏ là hàng kém chất lượng. Điều đáng nói là trong danh sách này, hầu hết đều bao gồm những thương hiệu băng vệ sinh có tiếng tại thị trường Trung Quốc.

Đến thời điểm hiện tại, thông tin về danh sách trên cũng như cách kiểm tra chất lượng băng vệ sinh dưới ánh đèn đều chưa được cơ quan nào xác nhận.

Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn cần nâng cao cảnh giác và tìm hiểu kỹ thông tin trước khi chọn mua các sản phẩm băng vệ sinh, đặc biệt là hàng nội địa Trung. Và nếu thấy có bất cứ dấu hiệu mẩn ngứa hay kích ứng trong quá trình sử dụng, cần ngưng dùng sản phẩm ngay.

 

Tạp chí Zing News cũng đưa tin về chủ đề này với tiêu đề “Bê bối băng vệ sinh gây xôn xao mạng xã hội Trung Quốc”, cụ thể bài báo như sau:

Trên Weibo, hashtag “lừa đảo chiều dài băng vệ sinh” trở thành chủ đề nóng suốt cả tháng 11. Hàng nghìn bài đăng lên án hành vi gian dối của các hãng.

Một số cư dân mạng còn đùa rằng CEO Lei Jun nên sản xuất các sản phẩm vệ sinh mang thương hiệu Xiaomi để có một thương hiệu băng vệ sinh Trung Quốc mà họ có thể tin tưởng. Ảnh: Sixth Tone.

Một số cư dân mạng còn đùa rằng CEO Lei Jun nên sản xuất các sản phẩm vệ sinh mang thương hiệu Xiaomi để có một thương hiệu băng vệ sinh Trung Quốc mà họ có thể tin tưởng. Ảnh: Sixth Tone.

Tháng 11, mạng xã hội Trung Quốc tràn ngập phẫn nộ từ người tiêu dùng nữ khi biết được băng vệ sinh do các thương hiệu hàng đầu sản xuất thường nhỏ hơn quảng cáo. Họ yêu cầu các công ty này phải đưa ra hàng loạt lời xin lỗi.

Vụ việc bắt đầu khi các video từ các KOL trên nền tảng Xiaohongshu. Trong video, người này đo chiều dài thực tế của băng vệ sinh từ các thương hiệu như ABC, Sofy, Kotex, Space 7. Họ phát hiện rằng chiều dài lớp thấm hút thực tế bên trong sản phẩm ngắn hơn nhiều so với con số ghi trên bao bì.

“Ngày nay việc sản xuất những miếng băng tiêu chuẩn dài 200 mm khó đến vậy sao? Giờ hẳn là lúc phải tẩy chay các công ty ki bo với đồ dành cho phụ nữ”, cư dân mạng Trung Quốc chia sẻ.

Theo các thử nghiệm của The Paper, trong số 24 mẫu băng vệ sinh từ 8 thương hiệu lớn, có đến 88% sản phẩm ngắn hơn ít nhất 10 mm so với thông số được quảng cáo.

Trên Weibo, hashtag “lừa đảo chiều dài băng vệ sinh” bắt đầu trở thành chủ đề nóng từ ngày 6/11 và kéo dài suốt vài tuần liền. Hàng nghìn bài đăng lên án hành vi gian dối của các công ty.

Một bình luận trên Weibo nhận được lượng tương tác cao viết: “Băng vệ sinh vốn dĩ đã rất đắt, giờ lại còn lừa dối về kích thước. Những người này không có đạo đức sao, còn cố kiếm tiền bằng sự bất tiện của phụ nữ nữ chứ?”.

Một số cư dân mạng còn đùa rằng CEO Lei Jun nên sản xuất các sản phẩm vệ sinh mang thương hiệu Xiaomi để có một thương hiệu băng vệ sinh Trung Quốc mà họ có thể tin tưởng.

Theo Ctol, nhiều người tham gia buổi livestream của Lei Jun đã bình luận, yêu cầu Xiaomi phát triển sản phẩm băng vệ sinh, thậm chí còn đặt cái tên hài hước “Xiaomi Siêu thấm” và đề bạt các ý tưởng quảng cáo cho sản phẩm.

Be boi bang ve sinh anh 1

Be boi bang ve sinh anh 1
Người dùng đo chiều dài băng vệ sinh và nhận thấy kết quả không khớp với thông số quảng cáo. Ảnh: Sixth Tone.

Theo Sixth Tone, dưới góc độ pháp lý, các công ty bị chỉ trích vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Theo tiêu chuẩn Trung Quốc, các sản phẩm có thể có sai số kích thước tối đa 4%, tương đương từ 10-15 mm tùy loại. Tuy nhiên, quy định này không làm dịu đi cơn giận của người tiêu dùng, bởi họ cho rằng đó là hành vi thiếu trung thực và coi thường khách hàng.

Cùng với đó, cách phản hồi của các thương hiệu cũng bị chỉ trích nặng nề. Một đại diện dịch vụ khách hàng từ thương hiệu ABC (Always Being Clean) đã đổ thêm dầu vào lửa với phát ngôn: “Sai lệch từ 10-20 mm là bình thường. Nếu không hài lòng, bạn có thể chọn sản phẩm khác”.

Phát ngôn này lập tức bị chụp màn hình và chia sẻ rộng rãi, làm bùng lên thêm làn sóng tẩy chay. Trước sức ép dư luận, ABC đã đưa ra lời xin lỗi đầu tiên vào ngày 13/11, nhưng bị đánh giá là thiếu chân thành. Ngày 22/11, người sáng lập công ty Deng Jingheng trực tiếp xuất hiện trong một video công khai xin lỗi.

“Tôi không biện minh cho bất cứ điều gì, và một lần nữa xin chân thành xin lỗi mọi người”, ông phát biểu trên Weibo. Nhà sáng lập cam kết rằng ABC sẽ là công ty đầu tiên trong ngành đạt được tiêu chuẩn “không sai lệch tiêu cực” từ tháng 12/2024. Ông còn hứa rằng đến tháng 3/2025, tất cả sản phẩm của ABC sẽ tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn quốc gia.

ABC đã tạm thời rút toàn bộ sản phẩm băng vệ sinh khỏi các gian hàng trực tuyến chính thức trên Douyin và Taobao. Các thương hiệu khác như Shecare và Beishute cũng nhanh chóng đưa ra lời xin lỗi để xoa dịu người tiêu dùng.

Theo Sixth Tone, đây không phải là lần đầu tiên các thương hiệu lớn tại Trung Quốc đối mặt với sự phản ứng mạnh mẽ từ khách hàng nữ. Tháng 9/2023, thương hiệu mỹ phẩm Florasis đã phải xin lỗi vì giá bán sản phẩm quá cao. Đầu tháng 11/2024, một chiến dịch quảng cáo của thương hiệu chăm sóc cá nhân Flauhra cũng bị chỉ trích là hạ thấp phụ nữ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *